Wednesday, July 5, 2017

Mẫu quy chế quy trình quản lý quỹ quản lý tài sản của công ty quản lý quỹ

Quy trình này được thiết kế để đưa ra các nguyên tắc trong nghiệp vụ quản lý quỹ được uỷ thác và quản lý tài sản cho công quản lý quỹ.
MỤC LỤC CỦA QUY TRÌNH
CHƯƠNG I. 3
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.. 3
Điều 1. Cơ sở pháp lý. 3
Điều 2. Phạm vi áp dụng. 3
Điều 3: Giải thích từ ngữ. 4
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ. 4
CHƯƠNG II: 5
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ
.. 5
Điều 5: Quy trình kiểm soát nội bộ. 5
CHƯƠNG III. 9
CÁCH THỨC THỰC HIỆN.. 9
Điều 7. Dự báo và lập kế hoạch kiểm soát hằng năm.. 9
Điều 8. Tiến hành kiểm soát thường xuyên, định kỳ và bất kỳ. 9
Điều 9. Tiến hành kiểm soát đột xuất 10
CHƯƠNG IV.. 12
CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NỘI BỘ.. 12
Điều 11: Kiểm soát tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ. 12
Điều 13: Kiểm soát tuân thủ về thẩm quyền. 13
CHƯƠNG V.. 14
CHẾ ĐỘ THỐNG KÊ, BÁO CÁO.. 14
Điều 15: Hình thức báo cáo. 14
CHƯƠNG VI. 14
THẨM QUYỀN THỰC HIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ.. 14
Điều 16: Kiểm soát nội bộ. 15
CHƯƠNG VII. 15
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.. 15
Điều 17: Xử lý vi phạm.. 15
Điều 18: Điều khỏan thi hành   15



NỘI DUNG QUY TRÌNH

CHƯƠNG I

 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cơ sở pháp lý

Quy trình này được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý sau:
1.     Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 do Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
2.     Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 do Quốc Hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
3.     Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ THUVIENTHOTH
4.     Biên bản họp và Quyết định của các Cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ THUVIENTHOTH ngày 15 tháng 3 năm 2007
5.     Các quy định khác của Công ty.

Điều 2. Phạm vi áp dụng

          Quy trình này được áp dụng cho Công ty cổ phần quản lý quỹ THUVIENTHOTH (dưới đây gọi tắt là “Công ty”) nhằm quản lý có hiệu quả việc tuân thủ các quỹ, các khoản đầu tư và tài sản của Công ty tại các doanh nghiệp khác.
         

Điều 3: Giải thích từ ngữ

1.     “Doanh nghiệp khác” là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành mà Công ty sở hữu một phần vốn  điều lệ.
2.     “Phần vốn của Công ty đầu tư vào doanh nghiệp khác” theo quy trình này bao gồm:
-         Vốn bằng tiền, giá trị tài sản vô hình và hữu hình thuộc sở hữu  của công ty được đầu tư hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác;
-         Phần lợi tức được chia khác do nhà nước hoặc công ty góp ov61n ở doanh nghiệp khác dùng để tái đầu tư vào doanh nghiệp đó;
-         Các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.
3.     “Người đại diện phần vốn của Công ty ở doanh nghiệp khác” (sau đây gọi tắt là người đại diện vốn) là người được Công ty cử để thay mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người góp vốn hoặc cổ đông như tham gia vào đại hội cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban  Điều hành hoặc Ban kiểm soát tại các doanh nghiệp khác.
4.     “Phòng ban tham gia quản lý” bao gồm các phòng, ban chuyên môn của Công ty, được Tổng giám đốc công ty giao nhiệm vụ tham mưu, theo dõi, tổng hợp báo cáo tình  hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty tại các doanh nghiệp khác.

CHƯƠNG II:

QUY TRÌNH QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ


Điều 4: Mục đích và phạm vi áp dụng:

1.     Quy trình này nhằm mục đích quy định thống nhất họat động huy động, thành lập và quản lý các Quỹ đầu tư trực thuộc sự quản lý của Công ty cổ phần quản lý quỹ THUVIENTHOTH.
2.      Quy trình này được áp dụng cho tất cả các quỹ đầu tư được quản lý bởi Công ty Cổ phần quản lý Quỹ THUVIENTHOTH.
Điều 5: Mô tả quy trình

Phân phối kết quả hoạt động

Đầu tư

Quỹ đóng

Đăng ký thành lập Quỹ đầu tư

Huy động vốn
                                  

 


Điều 6: Diễn giải
1.     Huy động vốn thành lập quỹ: Công ty cổ phần quản lý Quỹ THUVIENTHOTH sẽ đại diện cho quỹ đầu tư để thức hiện huy động vốn theo mục tiêu dự kiến hoặc trên mức độ dự kiến khi được nhà đầu tư chấp thuận thông qua việc chào bán, phát hành chứng chỉ quỹ.
Sauk hi tham khảo các tài liệu về Quỹ đầu tư (Bản công bố thông tin, điều lệ Quỹ…) hoặc có thể yêu cầu tư vấn trực tiếp từ phía Công ty, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu góp vốn có thể đăng ký góp vốn vào Quỹ đầu tư và ký kết Hợp đồng góp vốn.

2.     Đăng ký thành lập quỹ: Công ty cổ phần quản lý Quỹ THUVIENTHOTH sẽ đại diện Quỹ đầu tư hoàn tất hồ sơ đăng ký thành lập Quỹ với UBCKNN, bao gồm:
-         Đơn đăng ký thành lập Quỹ;
-         Điều lệ Quỹ
-         Hợp đồng giám sát tài sản Quỹ
-         Bản thỏa thuận góp vốn được các nhà đâu tư ký kết
-         Danh sách thành viên góp vốn.

3.     Đóng quỹ: Sau khi nhận được sự chấp thuận thành lập Quỹ từ UBCKNN, nhà đầu tư sẽ thực hiện thanh toán tiền góp vốn vào tài khoản Quỹ thông qua Ngân hàng giám sát theo Hợp đồng góp vốn đã ký kết.

Công ty cổ phần quản lý Quỹ THUVIENTHOTH  sẽ đại diện quỹ đầu tư để tiến hành xác nhận sở hữu góp vốn đầu tư vào quỹ cho các nhà đầu tư và thông báo đóng quỹ.

Công ty cổ phần quản lý Quỹ THUVIENTHOTH sẽ đại diện Quỹ đầu tư lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên góp vốn và sổ đăng ký chuyển nhượng của các thành viên góp vốn vào Quỹ đầu tư.

4.     Thực hiện đầu tư và quản lý đầu tư:
a.     Đầu tư: Mục đích đầu tư của Quỹ đầu tư thiết lập một danh mục đầu tư đa dạng và cân bằng nhằm giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận, tạo nên nguồn thu nhập định kỳ đi cùng với việc gia tăng giá trị vốn đầu tư của nhà đầu tư.
Công ty cổ phần quản lý Quỹ THUVIENTHOTH sẽ thực hiện quản lý đầu tư và đầu tư chủ động dựa trên những mục tiêu và chiến lược đầu tư được thống nhất, phù hợp với điều lệ của Quỹ đầu tư và quy định của Pháp luật.
Quy trình đầu tư và ra quyết định đầu tư như sau:
·        Phân tích cơ bản: thực hiện phân tích vĩ mô nền kinh tế, phân tích ngành, lĩnh vực hoạt động và phân tích công ty.
·        Thẩm định đầu tư chi tiết: Trên cơ sở phân tích cơ bản, Công ty cổ phần quản lý Quỹ THUVIENTHOTH sẽ tiến hành thẩm định chi tiết để xác định khoản mục đầu tư có đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí đầu tư của Qũy đầu tư hay không.
·        Ra quyết định đầu tư: dựa trên phân tích, đánh giá của các chuyên viên phụ trách của Công ty cổ phần quản lý Quỹ THUVIENTHOTH, hội đồng đầu tư của Quỹ đầu tư sẽ ra quyết định đầu tư
·        Thực hiện đầu tư.
·        Đăng ký mua cổ phiếu
·        Giải ngân.
b.     Quản lý đầu tư: Công ty cổ phần quản lý Quỹ THUVIENTHOTH sẽ thực hiện theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các khỏan mục đầu tư, luôn cập nhật các thông tin liên quan đến các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư để sẵn sang đưa ra các giải pháp tốt nhất trong quá trình đầu tư.
5.     Phân phối kết quả hoạt động: Các phí, lệ phí, thưởng hoạt động đối với Công ty cổ phần quản lý Quỹ THUVIENTHOTH là những loại phí mà người mua phải trả khi mua và nắm giữ chứng chỉ quỹ.

Công ty cổ phần quản lý Quỹ THUVIENTHOTH sẽ tiến hành xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ và giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ để làm cơ sở cho việc tính giá mua lại, giá phát hành và các loại phí, lệ phí khác theo quy định của điều lệ Quỹ.

6.     Giải thể Quỹ đầu tư: Trong trường hợp giải tể Quỹ đầu tư theo quyết định của Đại hộ nhà đầu tư, Công ty cổ phần quản lý Quỹ THUVIENTHOTH sẽ chịu trách nhiệm hoàn tất việc thanh lý tài sản của Quỹ theo phương án thanh lý đã được thông qua và thực hiện báo cáo kết quả với UBCKNN.
                               

CHƯƠNG III

QUẢN LÝ PHẦN VỐN CỦA CÔNG TY Ở DOANH NGHIỆP KHÁC


Điều 7. Nhiệm vụ quản lý vốn của Công ty tại các doanh nghiệp khác

Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông, bên góp vốn thông qua người đại diện vốn của mình tại doanh nghiệp khác theo điều lệ của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật:
-         Theo dõi, giám sát, định hướng và có các giải pháp hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở mối quan hệ về vốn giữa công ty và doanh nghiệp khác

-         Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu quả đầu tư vốn tại các doanh nghiệp khác, quyết định tăng giảm vốn đầu tư vào doanh nghiệp nhằm bảo toàn và phát triển vốn của công ty.
-         Quản lý và thu lợi tức được chia từ phần góp vốn của công ty vào các doanh nghiệp khác.

Điều 8. Quản lý phần vốn góp của công ty ở các doanh nghiệp khác
1.     Việc quản lý phần vốn góp của công ty ở các doanh nghiệp khác được thực hiện thông qua mối liên hệ giữa công ty, người đại diện góp vốn và các phòng ban tham gia quản lý công ty trên cơ sở các quyền về vốn giữa công ty và các doanh nghiệp khác.

2.     Người đại diện phần vốn thay mặt công ty thực hiện các quyền về vốn và cổ đông của công ty tại doanh nghiệp, tùy theo yêu cầu thực tế có thể được ứng cử vào hội đồng quản trị, Ban điều hành, ban kiểm soát tại các doanh nghiệp.


Các phòng ban tác nghiệp của công ty, tổng hợp báo cáo và giám sát tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty tại các doanh nghiệp khác.

CHƯƠNG IV

NGƯỜI ĐẠI DIỆN VỐN

Điều 9: Tiêu chuẩn đề cử người đại diện vốn

1.     Là cán bộ của Công ty, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.

2.     Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ.


3.     Có trình độ chuyên môn về tài chính doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp khác có vốn của công ty, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Điều 10: Quyền hạn của người đại diện vốn
1.     Thay mặt hội đồng quản trị công ty thực hiện quyền của cổ đông, người góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp khác.

2.     Tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp khác theo điều lệ của doanh nghiệp đó và theo đề nghị của hội đồng quản trị công ty.


3.     Đề nghị Hội đồng quản trị công ty tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 11: Trách nhiệm của người đại diện vốn


1.     Chịu trách nhiệm  trước hội đồng quản trị về hiệu quả sử dụng vốn của công ty ở doanh nghiệp khác. Trường hợp thiếu trách nhiệm, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho Công ty thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất theo  quy định của pháp luật.

2.     Người đại diện vốn tham gia ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp khác phải nghiên cứu, đề xuất phương hướng, biện pháp hoạt động của mình tại doanh nghiệp khác và trao đổi thống nhất với Hội đồng quản trị Công ty khi thực hiện.


3.     Đối với những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp được đưa ra thảo luận trong Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát như phương hướng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, sửa đổi, bổ sung điều lệ, tăng giảm vốn điều lệ, chi lợi tức, người đại diện vốn phải xin ý kiến của hội đồng quản trị công ty trước khi họp và biểu quyết.

4.     Đôn đốc doanh nghiệp kịp thời chuyển các khỏan lợi tức được chia và các khỏan tiền thu hồi từ các doanh nghiệp khác về cho công ty.


CHƯƠNG V

CÁC PHÒNG BAN THAM GIA QUẢN LÝ


Điều 12: Phòng đầu tư
Phòng đầu tư gồm có giám đốc đầu tư, Giám đốc Quỹ, Kế toán Quỹ và Ủy ban đầu tư là bộ phận chịu trách nhiệm chính với Tổng giám đốc công ty trong tổng hợp, theo dõi tình hình quản lý và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp khác, cụ thể:
1.     Thông qua Giám đốc đầu tư, tìm kiếm, phân tích và đề xuất các dự án đầu tư của công ty, chuyển cho Giám đốc Quỹ để xem xét, thẩm định trước khi trình lên Ủy ban đầu tư xem xét và quyết định đầu tư.

2.     Phân công chuyên viên theo dõi việc quản lý phần vốn của công ty tại các doanh nghiệp khác.


3.     Tổ chức theo dõi và đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp khác trên thị trường chứng khóan tập trung và không tập trung.

4.     Có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp cho Tổng giám đốc xem xét.


5.     Phối hợp với phòng kế toán trong việc xem xét, đối chiếu số liệu và phân tích tình ìhnh tài chính của doanh nghiệp khác. Theo dõi thông tin về tình hình chi trả lãi cổ phần tại các doanh nghiệp khác và đề nghị doanh nghiệp khác hoặc các tổ chức lưu ký chuyển trả lãi cổ phần công ty, đồng thời thông báo cho các bộ phận kế toán biết.

Điều 13: Phòng kế toán

Phòng kế toán đứng đầu là kế toán trưởng, là bộ phận chịu trách nhiệm chính với Tổng giám đốc Công ty trong việc tổng hợp, theo dõi tình hình quản lý và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp khác, cụ thể:
1.     Theo dõi và hạch toán kịp thời các nghiệp vụ kế toán phát sinh có liên quan đến việc thu lãi hoặc tăng, giảm phần vốn của Công ty  tại các doanh nghiệp khác.

2.     Hỗ trợ phòng đầu tư trong việc xem xét, đối chiếu số liệu và đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp khác và tham mưu.


3.     Cung cấp thông tin và các chứng từ cần thiết liên quan đến việc hạch toán tăng giảm vốn, thu cổ tức, thu lãi phần vốn của Công ty tại các doanh nghiệp khác để Phòng đầu tư lưu và theo dõi.

Điều 14: Phòng Hành chính -  Nhân sự
Phòng hành chính – nhân sự đứng đầu là trưởng phòng hành chính, có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc trong việc thực hiện các công việc hành chính và quản lý nhân sự tham gia quản lý vốn tại các doanh nghiệp khác.

Điều 15: Các phòng ban tham gia quản lý khác
Tùy theo tình hình và yêu cầu thực tế về việc quản lý vốn đầu tư của Công ty ở các doanh nghiệp khác, Tổng Giám đốc Công ty có thể phân công cho các phòng ban khác trực thuộc Công ty, ngoài các Phòng ban nêu trên, cùng tham gia công tác quản lý vốn đầu tư của Công ty tại các doanh nghiệp khác.

CHƯƠNG VI

CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO


Điều 16: Hình thức báo cáo


Nội dung báo cáo định kỳ (hàng quý, 6 tháng, năm) hoặc đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng vốn của Công ty tại các doanh nghiệp khác có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc qua báo cáo trực tiếp với Tổng giám đốc. Các loại báo cáo gồm:
-         Các báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp,do doanh nghiệp cung cấp (đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế duyệt quyết toán)
-         Báo cáo phân tích – dánh giá tình hình tài chính, quản lý – sử dụng vốn của Công ty tại doanh nghiệp do người đại diến vốn.
-         Các biên bản họp, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

CHƯƠNG VII

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 17: Xử lý vi phạm

1.     Người đại diện vốn tại các doanh nghiệp khác chịu trách nhiệm trước Đại diện chủ sở hữu vốn về các nhiệm vụ được giao .

2.     Trường hợp Hội đồng quản trị, người đại diện vốn thiếu trách nhiệm, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty thì tùy vào tính chất và mức độ vi phạm phải chịu bồi thường vật chất hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 18: Điều khỏan thi hành


1.     Quy trình này có hiệu lực thi hành kể từ ngày được ký quyết định ban hành.

2.     Quy trình này sẽ được nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp theo các  quy định của pháp luật và tình hình thực tế quản lý sử dụng vốn tại doanh nghiệp  sau ngày ban hành quy trình kiểm soát rủi ro này.



3.     Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung quy trình này,Tổng giám đốc trình hội đồng quản trị thông qua và phê duyệt.

No comments:

Post a Comment

haccololong@gmail.com