Thursday, July 6, 2017

Mẫu quy trình quản lý thiết bị sản xuất và thí nghiệm 4O

Mục đích: Quy trình này qui định cách thức quản lý các máy móc sản xuất và thiết bị nhằm bảo đảm máy móc thiết bị vận hành ổn định, ít hỏng hóc, đat hiệu quả cao nhất có thể có được, nhằm bảo đảm các thiết bị cân đo đếm chính xác. Qua đó sản phẩm sản xuất ra có chất lượng đáp ứng yêu cầu mong muốn.
Quy trình này áp dụng đối với các máy móc thiết bị và trang thiết bị dụng cụ ở các xưởng và áp dụng tại phòng Bảo trì, các xưởng sản xuất,  thuộc công ty.
Một số khái niệm:
- Máy móc thiết bị: là toàn bộ các thiết bị, máy móc, xe cộ, dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất.

- Bảo trì bảo dưỡng, kiểm tra: là các hoạt động phòng ngừa theo một kế hoạch định trước để chăm sóc các máy móc thiết bị nhằm đảm bảo chúng luôn sẳn sàng hoạt động tốt, giảm thiểu các hư hỏng.
- Sửa chữa: là hoạt động xử lý các máy móc thiết bị khi bị hư hỏng nhằm khôi phục lại trạng thái hoạt động tốt của thiết bị
- Khắc phục: là tìm nguyên nhân thiết bị hư hỏng, đề xuất và thực hiện các biện pháp để tránh chúng lặp lại các hư hỏng đó.
- Trang thiết bị kiểm tra: là toàn bộ các thiết bị, máy móc dùng để kiểm tra, nghiệm thu, đo lường như đồng hồ đo , cân điện tử v...v.. 
- Hiệu chuẩn: là các hoạt động nhằm đánh giá lại độ chính xác của thiết bị, dụng cụ kiểm tra, đo lường so với một chuẩn đo lường nào đó (quốc tế, khu vực, quốc gia). Việc hiệu chuẩn có thể do cơ quan nhà nước, cơ quan tư nhân, nơi bán thiết bị kiểm tra hoặc nội bộ Công ty thực hiện.
- Kiểm định: giống như hoạt động hiệu chuẩn nhưng có liên quan đến an toàn và do cơ quan nhà nước thực hiện.
- Tem hiệu chuẩn, kiểm định: là nhãn dán trên thiết bị kiểmtra, đo lường nhằm nhận dạng tình trạng về độ chính xác, an toàn cho phép sử dụng thiết bị hay không và ghi rõ thời hạn hiệu chuẩn, kiểm định.
LINK DOWNLOAD QUY TRÌNH VÀ BIỂU MẪU


TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA QUY TRÌNH
Phần quản lý trang thiết bị sản xuất
Bước 01: Tiếp nhận và phân loại trang thiết bị
Khi có những máy móc thiết bị mới được mua sắm, điều động sẽ thực hiện theo lệnh điều động thiết bị và biên bản bàn giao tài sản.
Bước 02: Lập kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì định kỳ
Đánh mã số máy móc thiết bị dụng cụ, Lập danh mục quản lý thiết bị theo từng xưởng và kế hoạch bảo trì bảo dưỡng sau đó trình giám đốc nhà máy duyệt 
Tất cả các máy móc, thiết bị NÊN được ký hiệu theo mã số đã duyệt .
Bước 03: Lập lý lịch các thiết bị là tài sản cố định
Phòng Bảo trì nhà máy lập lý lịch máy móc thiết bị có giá trị lớn (xem là tải sản cố định) và cập nhật những hoạt động bảo trì, sửa chữa có thay thế các linh kiện, vật tư, phụ tùng ảnh hưởng đến thiết bị, máy móc.
Bước 04: Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì theo kế hoạch
Theo kế hoạch phòng Bảo trì lập nội dung và cấp bảo trì và thực hiện bảo trì .
Sau khi hoàn thành Phòng Bảo trì cập nhật, theo dõi tình trạng bảo trì các máy móc thiết bị dụng cụ theo kế hoạch đã duyệt.
Bước 05: Sửa chữa khi có hỏng hóc
Khi thiết bị hư hỏng các xưởng sản xuất lập phiếu kiểm soát sửa chữa chuyển về cho Phòng Bảo trì nhà máy để thực hiện sửa chữa.
Bước 06: Kiểm kê vật tư và phụ tùng
Định kỳ hàng tháng Phòng Bảo trì tiến hành kiểm kê vật tư ,phụ tùng ở kho Bảo trì theo mẫu .
Bước 07: Bán thanh lý thiết bị
Khi thiết bị không còn khả năng sử dụng, hết khấu hao hoặc vì lý do thu hồi vốn thiết bị có thể thanh lý hoặc bán.
Giám Đốc Nhà Máy, Phòng Bảo trì lập phiếu kiểm soát bán, thanh lý trang thiết bị
Kế toán trưởng và Phòng Bảo trì có trách nhiệm theo dõi thực hiện và cập nhật vào danh mục thiết bị, tài sản của công ty.
Phần quản lý thiết bị kiểm tra, đo lường, giám sát
Bước 01: Lập kế hoạch kiểm tra hiệu chuẩn
Lập danh sách và kế hoạch hiệu chuẩn, kiểm định theo mẫu ghi rõ hiệu chuẩn  do nội bộ tự làm hay thuê bên ngoài 
Bước 02: Thực hiện hiệu chuẩn và kiểm tra
Theo đúng lịch tiến hành hiệu chuẩn, kiểm định, kiểm tra các trang thiết bị cần thiết và ghi chép vào phiếu hiệu chuẩn nội bộ.
Nếu thuê ngoài hiệu chuẩn kiểm định thì nhận hồ sơ kiểm định và hiệu chuẩn cập nhật.
Kiểm tra xem kết quả hiệu chuẩn để biết độ chính xác của thiết bị còn phù hợp với yêu cầu của phép đo hay không 
Dán tem hiệu chuẩn, kiểm định lên thiết bị  
Bước 03: Bảo quản, gìn giữ thiết bị
Trong quá trình sử dụng phải tuân thủ các qui định của nhà sản xuất như hộp bảo vệ, tránh va chạm, bảo quản trong thời thiết xấu, v..v.. nhằm đảm bảo độ chính xác của thiết bị.
Bước 04: Lưu hồ sơ thiết bị

No comments:

Post a Comment

haccololong@gmail.com